Thứ Hai, 1 tháng 6, 2015

Làm thế nào để có cuộc sống khỏe mạnh khi mang thai



Làm thế nào để có cuộc sống khỏe mạnh khi mang thai
Bạn đang mang thai, chăm sóc bản thân là một điều hết sức quan trọng. Dĩ nhiên bạn sẽ nhận được rất nhiều lời khuyên từ mọi người như: bác sĩ của bạn, người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, hay bất cứ người nào. Tuy nhiên làm sao để sống khỏe mạnh trong suốt quá trình mang thai, điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào bạn về cách bạn tiếp nhận và sử dụng thông tin để mình và bé yêu luôn khỏe mạnh
Chăm sóc sức khỏe tiền sản
Cách tốt nhất để có một bé yêu khỏe mạnh là bạn nên đi khám thai đều đặn. Nếu bạn nghi ngờ mình có thai, bạn nên đi khám ngay. Lần đầu tiên đi khám, bác sĩ sẽ xác định xem bạn có thai hay không, tính tuổi thai, dự đoán ngay sanh. Nếu thai kì của bạn hoàn toàn bình thường, lịch khám thai của bạn sẽ như sau:
  • Khám mỗi 4-6 tuần cho đến khi thai bạn 28 tuần
  • Khám mỗi 2-3 tuần cho đến khi thai bạn 36 tuần
  • Khám mỗi tuần cho đến khi sanh
Khi bạn đi khám thai, bác sĩ sẽ theo dõi cân nặng, đo huyết áp của bạn cũng như kiểm tra sự phát triển của bé bằng cách đo bề cao tử cung, nghe tim thai. Ngoài ra bạn còn được siêu âm, xét nghiệm máu, nước tiểu, chích ngừa.Dinh dưỡng và vitamin
Có phải khi mang thai bạn ăn cho 2 người không? Thật sự không phải như vậy, bạn chỉ cần thêm khoảng 300 calori/ngày thôi. Tùy theo cân nặng hiện tại bạn như thế nào, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn năng lượng cụ thể hàng ngày cũng như số kg bạn cần phải tăng trong suốt quá trình mang thai.
Ăn uống đầy đủ là điều quan trọng nhất sẽ giúp bé của bạn phát triển phù hợp. Bạn nên duy trì chế độ dinh dưỡng với một số loại thực phẩm:
  • Thịt nạc
  • Trái cây
  • Rau
  • Gạo lức
  • Các sản phẩm ít dầu mỡ  
Chế độ ăn uống phù hợp sẽ cung cấp các chất dinh dưỡng bạn cần. Tuy nhiên bạn vẫn cần bổ sung thêm một số vitamin (đặc biệt là calcium, sắt và acid folic), bác sĩ sẽ kê toa cho bạn.
Calcium
Phụ nữ mang thai có nhu cần calcium hàng ngày là 1000mg vì trong quá trình phát triển, thai rất  cần canxi để phát triển xương do đó bạn phải cung cấp để không bị mất canxi từ xương của mình.
Những thực phẩm chứa nhiều canxi:
  • Sữa ít béo, pho mai, yogurt
  • Thực phẩm bổ sung canxi: nước cam, sữa đậu nành, bột ngũ cốc.
  • Rau lá xanh đậm
  • Đậu hũ, các loại đậu, hạnh nhân
Sắt
Phụ nữ mang thai cần khoảng 30mg sắt mỗi ngày. Tại sao? Vì sắt cần để tạo hồng cầu mang oxy cung cấp cho tế bào. Nếu không cung cấp đủ sắt, mô và cơ quan sẽ không hoạt động tốt vì không có đủ oxy.
Sắt có thể có từ nhiều nguồn khác nhau, nhưng sắt từ thịt dễ hấp thu nhất. Thực phẩm giàu sắt:
  • Thịt heo, bò gà
  • Trứng
  • Cá hồi
  • Đậu hũ
  • Các loại hạt, đậu
  • Rau lá xanh đậm
  • Thực phẩm có bổ sung sắt
Acid Folic
Trung tâm kiểm soát và phòng bệnh của Hoa Kì (CDC) khuyên những phụ nữ trong độ tuổi mang thai, đặc biệt là những người đang chuẩn bị mang thai nên bổ sung 0.4mg acid folic mỗi ngày.
Tại sao acid folic lại quan trọng như vậy? Các nghiên cứu trên toàn thế giới đã chứng minh rằng, bổ sung acid folic trước khi mang thai 1 tháng và trong 3 tháng đầu có thể giảm các dị tật về ống thần kinh xuống 70%.
Nước
Trong khi mang thai uống nhiều nước rất tốt cho cơ thể vì thể tích máu của bạn tăng rất nhiều so với trước khi mang thai, hơn nữa uống nhiều nước có thể giúp bạn tránh một số vấn đề như thiểu ối, bón, mất nước.
Tập thể dục
Tập thể dục đều đặn và phù hợp sẽ rất tốt cho sức khỏe và sự phát triển của thai nhi:
  • Giảm béo phì
  • Giảm một số vấn đề trong thai kì: đau lung, phù, bón
  • Ngủ ngon hơn
  • Khỏe mạnh hơn
  • Thời gian hồi phụ sau sanh nhanh hơn
Những hoạt động nhẹ nhàng như bơi lội, đi bộ rất tốt, ngoài ra bạn còn có thể tập yoga. Tuy nhiên bạn cũng nên hạn chế các môn thể thao cần hoạt động mạnh, dễ té, dễ tổn thương bụng…
Trong quá trình mang thai cơ thể bạn tạo ra chất nội tiết là relaxin để chuẩn bị cho vùng mu và cổ tử cung trong lúc sanh. Relaxin làm lỏng lẻo các dây chằng trong cơ thể bạn làm cho bạn kém vững vàng dễ té hơn. Do đó bạn hạn chế để cơ thể bị căng quá mứa đặc biệt là khớp chậu, lưng dưới và khớp gối. Ngoài ra khi có thai, trọng lực cơ thể bạn thay đổi, bạn rất dễ mất thăng bằng và dễ té ngã nên bạn cần cẩn thận và đừng làm việc quá sức.
Ngủ
Trong quá trình mang thai, bạn nên ngủ đủ sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Cơ thể bạn sẽ rất mệt mỏi để thích ứng trong quá trình mang thai nên bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi hơn thường lệ. Khi thai càng lớn, bạn sẽ càng khó khăn để có tư thế ngủ cảm thấy thoải mái. Nằm nghiêng là tư thế phù hợp với khá nhiều người vì ở tư thế này thai không đè lên các mạch máu lớn giúp tim bạn làm việc tốt hơn, ngoài ra còn giúp bạn giảm dãn tĩnh mạch, trĩ và phù chân. Mộ số bác sĩ khuyên các sản phụ nên nằm nghiêng trái. Để tạo tư thế thoải mái, bạn có thể kê gối giữa 2 chân, lưng và dưới tử cung.
Một số điều nên tránh
Rượu
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rượu làm khiếm khuyết phát triển về tâm thần và thể chất của thai nhi. Rượu dễ dàng qua thai nhi và thải ra khỏi cơ thể chậm hơn do đó dễ làm tổn thương hệ thần kinh thai nhi. Nếu bạn lỡ uống rượu trước khi biết mình có thai bạn cũng không nên quá lo lắng, bạn có thể trao đổi với bác sĩ. Nhưng tốt nhất là bạn không nên uống rượu bia trong quá trình mang thai.
Các loại thuốc kích thích, gây nghiện
Những phụ nữ mang thai sử dụng những thuốc này, con của họ có nguy cơ: sinh non, dị tật bẩm sinh, rối loạn hành vi, nhận thức…
Thuốc lá
Nguy cơ của thuốc lá đối với thai:
  • chết lưu
  • sanh non
  • chậm tăng trưởng
  • đột tử sơ sinh
  • suyễn và các vấn đề về hô hấp
Caffeine
Nếu bạn uống nhiều café có thể gây sảy thai.
Một số thực phẩm nên tránh
Những thực phẩm tươi chưa qua tiệt trùng: sữa, nước trái cây
Thịt cá sống
Một số loại cá sống ở biển sâu có chứa nồng độ thủy ngân cao ảnh hưởng sự phát triển não của thai như: cá mập, cá kiếm, cá thu, cá ngừ
Tiếp xúc với mèo
Mèo có thể bị nhiễm kí sinh trùng Toxoplasma, nếu trong thai kì bạn bị nhiễm có thể làm cho thai bị chậm tăng trưởng và một số bất thường khác do đó bạn hạn chế tiếp xúc với mèo đặc biệt là phân mèo là nguồn lây truyền kí sinh trùng chính.
Sử dụng thuốc trong thai kì
Những thuốc thông thường có thể gây hại cho bé yêu của bạn, tốt nhất khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào nên hỏi ý kiến của bác sĩ. Nếu bạn uống thuốc trước khi có thai, bạn nên hỏi bác sĩ để được tư vấn về nguy cơ của thuốc đối với thai. Tốt nhất nếu bạn đang muốn có thai mà bạn đang bị bệnh, bạn nên nói với bác sĩ để có thể cho bạn thuốc phù hợp nhất.
(Nguồn: Internet)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét